Một số món ngon dân dã Phú Thọ

19:07 |

Đất tổ với những món ngon dân dã truyền thống từ bao đời. Bạn không khó tìm thấy và thưởng thức những món ngon dễ làm đó ngay trên đất tổ Hùng Vương.



Như bao miền quê khác, mảnh đất trung du Phú Thọ cũng có cho riêng mình những món ăn dân dã từ đồng quê, những món ăn tuy không cao sang nhưng đậm đà hương vị quê hương, bất cứ người con Phú Thọ xa quê nào cũng nhớ mãi khôn nguôi. Giới thiệu tới bạn một số món ăn quen thuộc nhé!
Món cá Sỉnh
Chỉ có ngòi Lao mới có loại cá Sỉnh. Con to nhất nặng 1kg. Cá dày mình như cá trôi nhưng mõm bẹp như cá mè. Nấu với riêng nước lã ăn đã thơm ngon thịt. Cá Sỉnh quý hiếm chẳng kém gì cá Anh Vũ vùng ngã ba Hạc Trì.
Củ dòm
Có nơi gọi là củ ngỗng hoặc củ gà ấp. Loại cây này thường mọc ở núi đá cao 300-500m hoặc núi đất có nhiều đá lộ đầu. Vì chúng mọc ven bờ suối, củ cái và củ đực đối nhau hai bên bờ suối. Nếu đào được 1 củ ở bờ suối bên này ắt sang bờ suối bên kia sẽ đào được 1 củ nữa và thế người Thanh Sơn gọi là củ dòm.

Loại củ này ngâm rượu chữa các bệnh đau bụng, đau đầu, sốt rét, phù thũng; rất bổ dưỡng với người ốm yếu.
Cơm non
Cơm non được người Mường ở Mỹ Lương làm từ một loại gạo nếp cái tốt nhất mà họ trồng. Khi lúa vừa chín (lúa đang ở giai đoạn đỏ đuôi) cắt lấy những bông to đem về luộc chín, sau đó phơi hoặc sấy khô giòn cho vào cối giã cả bông rồi lọc lấy gạo.
Lấy lá gừng (hoặc lá giềng) rửa sạch, giã nát vắt lấy nước. Đổ nước gừng vào gạo và đem nấu thành cơm. Tốt nhất là đun nước lá trước (hòa thêm ít nước lã vào nước lá gừng, giềng để nấu đủ lượng gạo cần thiết). Nước sôi, cho gạo vào, không để gạo sôi quá 2 phút, sau đó đem vần. Khi cơm chín sẽ có màu xanh, xơi ra gói lại bằng lá dong, nén chặt. Khi gói chiếc bánh có hình thù nhỏ như bánh cốm hoặc bánh chưng con trông sẽ đẹp mắt và tiện lợi khi ăn. Người Mường không gọi đó là bánh mà gọi là cơm non.
Đây là món ăn truyền thống không thể thiếu được của dân tộc Mường vào ngày Tết mừng lúa mới mùng 10 tháng 10 âm lịch hàng năm. Theo quan niệm của họ, sau khi lúa được thu hoạch, cơm mới phải đem cúng ông bà tổ tiên trước, sau đó mới được dùng, nếu không vụ sau sẽ mất mùa. Hương vị thơm ngon ngọt ngào của hương lúa đầu mùa hòa quyện với hương vị của nước lá gừng (giềng) tạo nên mùi vị hấp dẫn lạ thường của cơm non.
Rau đắng cảy
Rau đắng cảy là một món ăn dân dã. Rau đắng cảy thường mọc ở những quả đồi thấp hoặc ở gần ven suối, dễ kiếm. Tuy nhiên, để chọn được rau đắng cảy ngon cũng phải tùy thuộc vào thời gian. Rau đắng cảy ngon thường vào khoảng tháng giêng (đây là thời gian người Mường thường trồng sắn). Khi chưa có tiếng sấm, rau đắng cảy chưa có vị đắng, vị chát, búp non, nụ chưa xòe. (Khi có tiếng sấm rau đắng cảy đắng vì nụ rau đã xòe thành lá).
Sau khi đã lựa chọn được những búp đắng cảy non, vừa đủ bữa, người ta mang về, rửa sạch, để róc nước, rồi xào, luộc hoặc nấu canh.
Thông thường rau đắng cảy được chế biến đơn giản, nhưng để rau đắng cảy không mất đi vị ngọt, người ta thường hấp hoặc đồ xôi. Người Mường thường cho rau vào một cái chõ, hấp cách thủy để rau không bị mất nước và vẫn giữ nguyên được vị ngăm ngăm đắng, nhưng nhai kỹ lại có vị ngọt.
Rau đắng cảy hấp chín chấm với nước giấm rút. Trong những bữa cơm thường ngày của người Mường thường dùng giấm rút./.
Read more…

TQ với VN VIỆT NAM CHẤP 3 TRÁI

01:36 |
                                                     TQ với VN VIỆT NAM CHẤP 3 TRÁI
Trung Quốc đặt dàn khoan Hải Dương ở thời điểm Obama vừa đi thăm châu Á về là muốn thử vỗ vào mặt Obama một phát xem có dám phản ứng không, rồi cũng là thử xem sự ngon ăn của ASEAN thế nào, rồi cũng là thử xem Việt Nam có to còi không. Thời điềm này thế giới đang bấn loạn với U-kờ-rai-in, rồi mấy trăm bé gái tuổi dậy thì đang bị Hồi giáo cực đoan bắt cóc ở Nigeria chưa tìm ra, rồi Syria vẫn đùng đùng bốc cháy... Thế nên TQ nghĩ: "Thử phát xem sao!"




1. Vậy dàn khoan Hải Dương nằm ở đâu?

Từ phía Việt Nam, nếu lấy đường cơ bản ở đất liền hoặc đảo Lý Sơn làm chuẩn thì Hải Dương nằm lọt trong khu đặc quyền kinh tế của VN (200hải lý), rất gần chỗ mấy ExxonMobil và PetroVietnam tìm thấy dầu. Có thể nói Hải Dương đã theo mùi dầu mà mò đến đây. Lưu ý trong khu vực này, mỗi quốc gia có thể sử dụng"quyền chủ quyền", để khai thác, "quyền tài phán"để không cho ai khai thác, nhưng tàu bè nước ngoài vẫn có quyền tự do qua lại. Chính vì vậy, nếu Hải Dương không thả câu thì VN chỉ có quyền la làng chứ không có quyền đòi uýnh lộn.Từ phía TQ, chính phủ nước này cũng khăng khăng cho rằng Hải Dương vẫn nằm trong khi đặc quyền kinh tế của mình, nếu tính 200 hải lý từ Hoàng Sa, là quần đảo TQ đã chiếm từ mấy chục năm nay và cho là của mình (nhưng VN tất nhiên là đang đòi). Chưa hết, vị trí Hải Dương còn nằm cách đảo Hải Nam của TQ (đảo này thì đương nhiên là của TQ, không ai tranh chấp) có 180 dặm, tức là vẫn nằm trong khu 200 hải lý đặc quyền kinh tế.

Suy ra, Hải Dương (15°29’58’’ north latitude and 111°12’06’’ east longitude) đã nằm ở một vị trí khá mưu mô chiến lược, tức là ngay gần đường chia giữa của hai mảng đặc quyền kinh tế chỗ bịtrùm đè lên nhau. Bạn thử tưởng tượng thế này, nhà này có một cái vỉa hè để bán hàng, theo luậtlà 2 mét tính từ bậu cửa. Nhà đối diện cũng có 2 mét bán hàng. Nhưng khốn thay hai nhà này lại nằm gần nhau quá, khoảng cách từ nhà này đến nhà kia chỉ có 3 mét thôi chứ cóc phải 4m để màchia đều. Thế nên cái median line (phân chia) nónằm ở giữa. TQ đã đưa Hải Dương đến gần đúngđiểm mà NẾU đàm phán thì sẽ là biên giới vỉa hècủa hai nhà. Tuy nhiên, theo bản đồ thứ nhất của bài này thì Hải Dương đã vượt quá đường biên sang phần của VN, dù chỉ là tý chút. Nếu căn cứ vào đường median line này thì TQ sai lè.

2. Ai đúng ai sai?

Nhưng Hoàng Sa là quần đảo, tức là nhiều đảo nhỏ. TQ lấy cái đảo nào làm căn cứ cho Hải Dương khai thác dầu? Thì ra là đảo Tri Ton. Theoluật quốc tế, đảo làm căn cứ phải đạt đủ yêu cầusinh sống và thềm lục địa (habitability requirement for generating its own continental shelf). Tri Ton có hội đủ các tiêu chuẩn này hay không thì còn đang tranh cãi. Phía VN cho là không (Trí Ton là bãi đá ngầm), phía TQ bảo là có. Nếu tính từ đảo Tri Ton thì Hai Dương hoàn toàn không phạm luật (bản đồ thứ hai vùng màu đỏ). Chính vì vậy, Hải Dương nằm ở vị trí gây tranh chấp về QUYỀN khai thác kinh tế.Tiếp, đã là khu vực (vỉa hè) đang tranh chấp, thì theo luật quốc tế, bất kỳ động thái nào khai thác kinh tế đều không được ủng hộ. TQ ký quy tắc ứng xử Biển Đông năm 2002 với ASEAN rõ điều này hơn ai hết. Trong khi VN rất đúng luật, chỉ khai thác ở block 118 và 119, hoàn toàn khôgn nằm trong vùng đang tranh chấp.

3. Rồi sao?

TQ bảo là Hải Dương sẽ ù lì ở đó đến tận 18 tháng 8. VN chắc chắn sẽ không để yên, nhất là VN có sức mạnh quân sự, tuy hơi cũ kỹ nhưng vẫn đánh nhau được. Tàu đâm tàu hải giám VN cũng là taù hải giám chứ không phải là tàu quân sự. Hai nước này cũng đã ôm vai bá cổ rồi lại uýnh lộn nhau suốt, các ông bà ở chóp chắc chắn có cách để thương thảo với nhau. Túm lại là không có đánh nhau to đâu mà lo.

Kết luận: Thực ra TQ chơi hơi hèn. Chơi mấy trò bẩn bẩn như thế thì chỉ là nước nhiều tiền, giàu xổi kiểu trọc phú thôi chứ không thể đóng vai trò nước lớn, anh cả được mọi người tôn trọng.

Kết luận tiếp: Trong tình huống như thế này, để ủng hộ biên cương, dân tình phải tự thân tìm hiểu kỹ càng, tìm hiểu kỹ rồi thì phải mồm to, la làng mạnh cho xung quanh người ta nghe thấy (share/share/share). Người ta nghe thấy đến hóng hớt thì phải có hiểu biết mà giải thích cho người ta phải gật gù. Chưa cần đòi đánh nhau vội, thiên hạ vốn không hay ủng hộ đứa hiếu chiến.

Nguyễn Khánh Duy.
Read more…

TRẢ LỜI NHANH NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH HÌNH BIỂN ĐÔNG

01:32 |

TRẢ LỜI NHANH NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH HÌNH BIỂN ĐÔNG.

HỎI: Có phải TQ cắm giàn khoan ra mà ta không biết không ?

TRẢ LỜI : Tin TQ cắm giàn khoan là từ thông cáo báo chí của TQ thôi, thực tế căng thẳng nổ ra không phải vì TQ "đã cắm" mà là "đòi cắm", khi TQ dùng tàu hộ vệ kéo giàn khoan ra, lực lượng chấp pháp của ta ngay lập tức vào cuộc.






HỎI: Việc đòi đưa giàn khoan ra thăm dò có phải là một cái cớ?

TRẢ LỜI: Rõ ràng là như vậy, bởi trước hết đó là khu vực mà ta đã thăm dò, và không đủ lượng dầu khai thác đủ để bù lỗ đầu tư trạm khai thác dầu tại đây.

HỎI: Vậy chúng đưa giàn khoan ra làm gì ?

TRẢ LỜI: Để kết hợp với nhiều những thủ đoạn khác hòng kiểm soát vùng biển xung quanh Hoàng Sa.

HỎI: Vì sao Nga lại tập trận với TQ vào thời điểm này ?

TRẢ LỜI: Đây là chương trình đã được Nga và TQlên từ trước, có chăng là TQ quỷ quyệt gây hấn trước khi cuộc tập trận chung diễn ra.

HỎI: Sao không có nước nào ủng hộ chúng ta?

TRẢ LỜI: Có, ít nhất có hai nước lớn (không thể tiết lộ lúc này) đã tỏ ý ủng hộ toàn phần (ngay cả khi có chiến tranh)

HỎI: Liệu ở biên giới có gì xảy ra không ?

TRẢ LỜI: Đã có va chạm ở 2 nơi.

HỎI: Hội Nghị Thượng Đỉnh ASEAN diễn ra lúc nào ?

TRẢ LỜI: Hôm nay và ngày mai

HỎI: Ảnh hưởng của nó thế nào ?

TRẢ LỜI: Tùy vào kết quả, và rất khó nói.

HỎI: Có thể có chiến tranh không ?

TRẢ LỜI: Không loại trừ, nhưng nếu có chỉ là chiến tranh cục bộ.

HỎI: Nếu vậy sẽ có lệnh tổng động viên chứ?

TRẢ LỜI : Trong trường hợp đó quân nhân dự bị sẽ được gọi tái ngũ.

HỎI: Không phải quân nhân dự bị có đi được không ?

TRẢ LỜI: Được, nhưng phải trải qua huấn luyện trù bị.

HỎI: Có nên tham gia biểu tình lúc này ?

TRẢ LỜI: Đợi khi có chủ trương từ nhà nước, lúc đó thông thường Đoàn thanh niên hoặc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc sẽ đứng ra tổ chức.

HỎI: Còn những lời kêu gọi biểu tình trên mạng?

TRẢ LỜI: Đa phần là của bọn phản động và các thế lực thù địch kích động nhằm quấy rối, gây bất ổn chính trị và chúng sẵn sàng đánh đổi lợi ích dân tộc nhằm mưu đạt lợi ích riêng cho cá nhân, nhóm nhỏ lợi ích.

Nguyễn Khánh Duy
Read more…

Hàng triệu người về Giỗ tổ Hùng Vương

02:57 |
Hàng triệu người về Giỗ tổ Hùng Vương

Lễ hội Đền Hùng năm nay diễn ra trong 5 ngày (5-9/4) với các sự kiện văn hóa nghệ thuật đặc sắc, ước tính thu hút hơn 5 triệu lượt khách viếng thăm.
Lễ hội được khai mạc ngày 5/4 tại khu di tích Đền Hùng (Việt Trì, Phú Thọ) với các gian hàng, triển lãm giới thiệu về văn hóa lịch sử vùng đất tổ. Bà Nguyễn Thị Tuyết Trinh, Phó giám đốc sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ cho biết, ban tổ chức ước tính 5 triệu lượt khách đến dâng hương tưởng nhớ các Vua Hùng trong dịp lễ hội.

Trong thời gian lễ hội, từ sáng đến đêm, các ngôi đền trong quần thể di tích Đền Hùng đón hàng ngàn lượt khách lên thăm và thắp hương.

Đúng 7h sáng ngày 9/4 (tức ngày mồng 10/3 âm lịch), nghi lễ dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương đã diễn ra trang trọng với sự tham gia của lãnh đạo Trung ương và địa phương.
 

100 nam thanh niên - tượng trưng cho 100 người con trong truyền thuyết Mẹ Âu Cơ mặc đồ cổ trang diễu hành từ trung tâm lễ hội lên Đền Thượng.

Những trai tráng khỏe mạnh, ưu tú được chọn để rước kiệu lên Đền Thượng.

Người dân hào hứng tụ tập kín hai bên đường để xem, quay phim, chụp ảnh nghi thức dâng hương. Anh Võ Minh Sang (Hải Phòng) cho biết, anh và gia đình lên đây từ sáng qua để tham dự lễ hội. "Đây là một dịp tốt để con cháu trong nhà vừa đi chơi, đi lễ, vừa thêm hiểu biết về lịch sử dân tộc", anh Sang chia sẻ.

Các ông Lê Hồng Anh, thường trực Ban bí thư, Nguyễn Thiện Nhân - Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam và Bộ trưởng Văn hóa Thể thao Du lịch Hoàng Tuấn Anh, chủ trì lễ dâng hương.

Chủ tịch tỉnh Phú Thọ Chu Ngọc Anh thay mặt ban tổ chức đọc trúc văn bắt đầu nghi lễ dâng hương các vị Vua Hùng.

Sau khi các nghi lễ chính kết thúc, lực lượng an ninh và ban quản lý di tích bắt đầu để người dân vào viếng thăm.

 

Dù ban quản lý di tích đã bố trí các khay, đĩa để khách đặt tiền lễ, tiền công đức nhưng hiện tượng rải tiền lẻ bừa bãi vẫn diễn ra. Cánh cửa chính dẫn vào Hậu Cung ở Đền Thượng bị nhét kín tiền lẻ.

Khu vực giếng cổ bị người dân thi nhau ném tiền vào trong. Anh Đỗ Thanh Trung (Hà Nội) đang vo tiền, khuyến khích con trai ném trúng miệng giếng để cầu may cho biết, thấy mọi người làm anh cũng làm theo, hy vọng con trai ném trúng sẽ được các Vua Hùng phù hộ.

Các bãi gửi xe xung quanh di tích đều chật cứng từ sáng đến tối. Giá gửi xe được niêm yết 15.000 đồng cho xe máy và 20.000 đồng cho ôtô. Tuy nhiên, do lượng xe quá lớn, dịch vụ trông xe tự phát tại các nhà dân lân cận đẩy giá trông giữ lên 30-50.0000 đồng một xe.


Các bãi cỏ ven đường dẫn lên Đền được sử dụng để trải chiếu làm nơi nghỉ chân, ăn uống. Tình trạng xả rác gây mất mỹ quan. Dịch vụ cho thuê chiếu cũng nở rộ với giá dao động từ 15-20.000 đồng/chiếc.
 

Mai Uyên
Read more…

Thông điệp cho hậu thế!

07:24 |
PTO- Trong lịch sử ra đời và phát triển của các quốc gia trên thế giới, chưa có quốc gia nào lại có truyền thuyết về lịch sử hình thành dân tộc một cách sinh động và đầy tính thuyết phục như truyền thuyết về các Vua Hùng chọn đất đóng đô dựng nước Văn Lang - Nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã tìm ra bức thông điệp của những truyền thuyết dân gian ấy và khái quát hoá thành chân lý bằng lời dạy bất hủ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước” để các thế hệ cháu con cùng nhau gìn giữ “giang sơn bờ cõi” và viết tiếp những trang sử hào hùng của dân tộc đến hôm nay và cả mai sau. Xuyên suốt mấy nghìn năm lịch sử, bức thông điệp ấy luôn được các thế hệ người Việt Nam kế tiếp nhau gìn giữ và phát huy giá trị truyền thống, trở thành "quốc bảo" của cả dân tộc Việt Nam. Cũng từ bức thông điệp vô cùng quý báu của cha ông ta đã để lại cho hậu thế hôm nay, Đảng và Nhà nước ta đã làm tăng thêm giá trị của bức thông điệp và ngày càng làm sáng tỏ ý nghĩa lý luận to lớn về bản chất mang tính quy luật của lịch sử, làm cho nó trở thành như một quy luật bất biến của quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tiến trình lịch sử dân tộc: “ Dựng nước phải đi đôi với  giữ nước”.
Các thế hệ cha ông mong muốn gửi cho hậu thế bức thông điệp qua việc tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương để luôn nhắc nhở các thế hệ cháu con về cội nguồn dân tộc và tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên theo triết lý: "Cây có gốc, nước có nguồn, con người có Tổ, có Tông" thể hiện lòng biết ơn, tri ân công đức các Vua Hùng đã có công dựng nước Văn Lang như trong bộ sách sử "Việt Sử Lược" xưa nhất của nước ta còn lưu lại đã chép thì vào thời đại tương đương với vua Trang Vương nhà Chu ở Trung Quốc (696- 681 Tr.CN): "Ở vùng Gia Ninh có một dị nhân có khả năng dùng phép thuật thần kỳ để thuần phục các bộ lạc ở đó và tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang và đặt Quốc hiệu là nước Văn Lang, biết cách ghi chép sự kiện bằng cách thắt các nút dây thừng và biết làm chính trị, truyền được 18 đời tự gọi là Hùng Vương".
Thời vua Lê Thánh Tông, niên hiệu Hồng Đức nguyên niên (1470) đã cho soạn Ngọc phả Hùng Vương với tên gọi đầy đủ là: “Hùng đồ thập bát diệp Thánh Vương ngọc phả cổ truyền”, trong đó ghi rõ: "... Hoàng triều ta chuẩn cho miếu,  điện và các làng đăng cai là thôn Trung Nghĩa xã Nghĩa Cương được miễn tô thuế, tạp dịch để phụng thờ theo lệ cũ để dài lâu quốc mạch, lưu thơm muôn đời, thịnh cường mãi...".
Đến triều đại vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi), sau khi đã giải phóng đất nước khỏi ách đô hộ 20 năm của phương Bắc, đã khẳng định nền độc lập tự chủ và nền văn hiến lâu đời của nước Đại Việt qua bản tuyên ngôn về lòng tự tôn dân tộc bằng nguyên lý: “Vật gốc từ Trời, người gốc từ Tổ, ví như nước và cây phải có gốc nguồn... Vì rằng gốc có vượng thì lá mới tốt, nguồn có sâu thì dòng mới dài, nếu không có nhân ân của đời trước bồi đắp dày dặn, phúc trạch đời trước chung đúc lớn lao, thì làm sao lại có thể được như (ngày nay) vậy”. (Lời tựa sách “Lam Sơn thực lục”).
Trong Đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sỹ Liên- bộ sử đầu tiên của nhà Lê đã ghi rõ quan điểm nhìn nhận, xác định giá trị về nguồn gốc của dân tộc cũng đã nói đến núi Nghĩa Lĩnh - nơi có Đền Hùng và giỗ Tổ Hùng Vương cùng với sự tự tôn dân tộc với các quốc gia láng giềng khác: "Sử để ghi chép việc, mà việc hay hay dở dùng làm gương răn cho đời sau... Nước Đại Việt ta ở phía Nam Nghĩa Lĩnh, thế là trời đã chia vạch Nam Bắc. Thuỷ tổ ta ra tự con cháu Thần Nông thị. Thế là Trời đã sinh ra chân chúa. Vì thế mới cùng Bắc triều đều làm chủ một phương”.
Giỗ Tổ Hùng Vương là nghi lễ thiêng liêng nhất trong tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của các thế hệ đi trước tri ân công đức các Vua Hùng đã trở thành biểu tượng của nghi thức thực hành tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương thông qua việc tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương là vấn đề linh thiêng nhất của tín ngưỡng đặc trưng văn hóa Việt Nam. Đó cũng chính là nền tảng cho lòng tự hào về một dân tộc có cội nguồn, có bản sắc văn hóa riêng và có nền độc lập chủ quyền về biên  giới quốc gia đối với các nước lân cận.
Thời Lê qua thời Tây Sơn tồn tại tuy ngắn ngủi, nhưng trong sách Nam Việt thần kỳ hội lục viết vào năm 1763 có ghi về việc triều đình ban sắc phong cho các địa phương thờ Hùng Vương thuộc xứ Sơn Tây viết: "...Thánh Tổ Hùng Vương đền thờ chính tại xã Hy Cương, huyện Sơn Vi, xứ Sơn Tây (đã được ban sắc phong). Dân các xã thuộc các huyện, xứ cùng phụng thờ tổng cộng có 73 xã (trong đó có 12 xã được ban sắc phong, 61 xã chưa được ban sắc".  Năm 1789, Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ sau khi đại phá quân Thanh thắng lợi chỉ một tháng sau đã ban một ân điển có viết: "... Nay Trẫm vâng mệnh trời, giữ việc giáo hoá, xét theo điển cũ thờ tự, chuẩn cho xã Hy Cương được làm dân hộ nhi, ban xuống cho hợp thành ân điển, theo lệ cũ làm trưởng tạo lệ...".
Thời nhà Nguyễn (1882-1945), với chủ trương nêu rõ nguồn gốc của quốc gia nên Đền Hùng và việc phụng thờ Hùng Vương càng được đề cao. Triều đình chuẩn y cho chép vào bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục mở đầu từ thời đại Hùng Vương. Hàng năm, triều đình liên tục cử các quan đại thần và cấp tiền để tu bổ, xây dựng đền thờ và Lăng mộ Hùng Vương ở Đền Hùng. Quy định Xuân, Thu nhị kỳ hàng năm mở hội làm lễ tế. Hùng Vương được đưa vào hàng Thượng đẳng thần và rước linh vị các Vua Hùng từ Đền Hùng vào thờ tại miếu "Lịch đại đế vương" giữa kinh đô Huế.
Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ban hành sắc lệnh số: 22C NV/CC, ngày 18- 2 - 1946, quy định về các ngày nghỉ lễ, trong đó có ngày giỗ Tổ Hùng Vương được nghỉ 1 ngày. Ngày 11-4-1946,  nhân dịp giỗ Tổ Hùng Vương đầu tiên của nước Việt Nam vừa giành được độc lập. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đồng ý để nhân dân thủ đô Hà Nội tổ chức giỗ Tổ Hùng Vương với các nghi thức truyền thống trọng thể ngay tại Thủ đô Hà Nội. Lần đầu tiên một nguyên thủ Quốc gia, Chủ tịch nước Việt Nam mới đã đến dự cùng với đông đảo các tầng lớp nhân dân Thủ đô với linh khí thiêng liêng của ngày giỗ Tổ hòa quyện với tinh thần cách mạng trong ngày độc lập dân tộc vừa thành công đã để lại dấu ấn sâu sắc trong ký ức của đông đảo quần chúng nhân dân thủ đô như một mốc son không thể nào phai.
Cùng thời gian đó, quyền Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng dẫn đầu một đoàn đại biểu của Chính phủ đã đích thân lên Đền Thượng trong Khu di tích lịch sử Đền Hùng tại Phú Thọ dự lễ và đã dâng lên ban thờ Tổ Tiên tấm bản đồ non sông gấm vóc Việt Nam và một thanh kiếm để thể hiện ý chí "Độc lập tự do; Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh" của toàn dân quyết giữ vững nền độc lập non trẻ của Tổ quốc.
Kế tục truyền thống giỗ Tổ Hùng Vương và để tôn vinh giá trị tinh thần to lớn của di sản văn hóa truyền thống. Đảng, Nhà nước và Chính Phủ đã chính thức quy định ngày giỗ Tổ Hùng Vương là ngày Quốc lễ của toàn thể dân tộc.
Đặng Đình Thuận
Read more…

"Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba"

07:20 |
"Dù ai đi ngược về xuôiNhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba"
Đã là người Việt Nam không ai là không biết đến câu ca ấy và đến ngày Giỗ Tổ hàng triệu bước chân của con Lạc cháu Hồng lại nô nức hành hương về Đền Hùng, thành kính một niềm tin thiêng liêng trở về cội nguồn dân tộc. Từ nhiều năm nay tỉnh Phú Thọ đã tổ chức Lễ hội Đền Hùng - Giỗ Tổ Hùng Vương đúng với tầm vóc là lễ hội lớn của dân tộc. Đặc biệt, sau khi "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ" được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại tháng 12 năm 2012, lễ hội Đền Hùng năm Qúy Ty  2013, đã được tổ chức rất trang trọng,  thiêng liêng, hoành tráng gắn với việc vinh danh gây ấn tượng sâu đậm trong lòng đồng bào và du khách.

Theo thống kê của BQL Khu di tích Lịch sử Đền Hùng, từ mùng 1 Tết Nguyên Đán đến giữa tháng 2 âm lịch đã có hơn 1 triệu lượt người hành hương về Đền Hùng  dâng hương tri ân công đức Tổ tiên.
Ảnh: Đinh Vũ

Trần Văn QuangTheo số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và  Du lịch năm 2005, toàn tỉnh có 326 di tích thờ Hùng Vương, vợ con, tướng lĩnh và các nhân vật liên quan đến thời đại Hùng Vương trải rộng ở các địa phương trong tỉnh, trong đó  Đền Hùng là trung tâm thực hành tín ngưỡng lâu đời nhất. Theo dòng chảy của thời gian, trải qua bao biến cố thăng trầm, di sản văn hóa của dân tộc vẫn trường tồn và ngày càng phát triển. Nếu lấy Đền Hùng làm tâm điểm và mở rộng ra xung quanh với bán kính vài chục km, ta thấy dày đặc các giá trị văn hóa phi vật thể và vật thể: Đó là kho tàng văn hóa dân gian với biết bao truyền thuyết lịch sử, tục hèm  thờ cúng , nghi thức lễ hội, trò diễn hội làng... liên quan đến thời đại Hùng Vương được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Từ huyền thoại lịch sử về Cha Lạc Long Quân kết duyên cùng Mẹ Âu Cơ sinh ra đồng bào ta trong "Bọc trăm trứng", đến những việc trọng đại quốc gia: Chọn đất đóng đô, cầu người hiền tài giúp vua giúp nước đánh  giặc ngoại xâm, chọn người kế vị, cầu mùa màng tốt tươi đến việc thường ngày: Dạy dân cấy lúa, chăn tằm ươm tơ, làm bánh  nấu mật, ca hát giao duyên... Mỗi một truyền thuyết đều gắn với một địa danh, một lễ hội cụ thể ở vùng Đất Tổ. Đến Phú Thọ,  nghe các câu chuyện kể về thời các Vua Hùng, xem các di vật khảo cổ ta có thể hình dung một cách rõ nét về cuộc sống sinh hoạt, lao động sản xuất, đánh giặc giữ làng và nhiều phong tục tập quán của ông cha ta từ buổi đầu dựng nước. Ngoài tín ngưỡng và lễ hội Đền Hùng, còn có những lễ hội dân gian rất đặc sắc gắn với các thời đại Hùng Vương liên quan tới Đền Hùng và vùng phụ cận của Đền Hùng.

Tại khu vực Đền Hùng hiện vẫn còn bảo lưu khá nhiều dấu tích về thời dựng nước. Đền Thượng trên núi Nghĩa Lĩnh có Điện Kính Thiên (điện thờ Trời trên núi Nghĩa Lĩnh), tương truyền đây là nơi các Vua Hùng lên tế lễ trời đất, cầu cho mưa thuận gió hòa , muôn dân no đủ , cũng là nơi thờ thần Núi, thờ hạt Lúa thần. Trên đỉnh núi Trọc lớn nằm liền kề núi Nghĩa Lĩnh có hòn đá Cối Xa (còn gọi là đá Ông, đá Bà) gắn với nghi thức cầu sinh thực khí. Tại Đền Trung theo truyền thuyết là nơi các vua Hùng bàn việc nước, cũng là nơi Hoàng tử Lang Liêu dâng bánh chưng, bánh giầy trong cuộc thi chọn người kế vị thời vua Hùng thứ 6. Khu vực Đền Hạ tương truyền nơi mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng nở thành 100 người con trai là nguồn gốc của cộng đồng người Việt. Đền Giếng là nơi thờ hai công chúa Tiên Dung, Ngọc Hoa con gái vua Hùng thứ 18...
Khởi nguyên là tín ngưỡng thờ thần Núi và suy tôn thờ Vua Hùng - người có công cao như núi mà sau này các triều đại nhà nước phong kiến đã truy phong những mỹ tự ghi tại các bài vị thờ ở đền Hạ, đền Trung, đền Thượng. Bước sang  thế kỷ XV triều Lê, là giai đoạn lịch sử có sự phát triển đặc sắc trên nhiều phương diện trong đó có việc đề cao Nho giáo với tư tưởng trung hiếu. Vì vậy, việc tôn vinh di tích Đền Hùng và các Vua Hùng có công dựng nước đã phát triển lên một tầm cao mới trong hệ tư tưởng văn hóa Việt Nam. Vua Lê Thánh Tông năm Hồng Đức nguyên niên ( 1470) đã cho soạn thảo Ngọc phả Hùng Vương, phong cho dân làng Cổ Tích - Hy Cương là "Dân trưởng tạo lệ" miễn phu phen tạp dịch để thờ phụng các Vua Hùng. Hàng năm nhà nước cấp 1 quan tiền và 3 đấu gạo cộng với hoa lợi từ ruộng đất mà vua ban không phải nộp thuế để làm lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.
Đến triều Nguyễn việc phụng thờ Hùng Vương càng được đề cao. Hàng năm triều đình cử các quan đại thần về Giỗ Tổ và cấp tiền tu bổ xây dựng đền thờ, lăng mộ Hùng Vương ở Núi Hùng (lăng Vua Hùng thứ 6 được xây vào năm 1874); và quy định xuân thu nhị kì hàng năm dân chúng mở hội làm lễ tế. Hùng Vương được đưa vào hàng Thượng đẳng thần và cho rước linh vị vào thờ tại miếu  "Lịch Đại Đế Vương" ngay giữa kinh đô Huế. Năm 1917 triều Nguyễn quy định rõ ngày Quốc lễ  là ngày 10-3 âm lịch hàng năm, định lệ 5 năm một lần tổ chức chính hội, năm lẻ là hội lệ. Ngày Giỗ Tổ năm hội lệ, quan tuần phủ tỉnh Phú Thọ về Đền Hùng làm chủ lễ, quan tri phủ, tri huyện làm bồi tế; năm tổ chức hội chính quan Thượng thư bộ lễ của triều đình làm chủ lễ, bồi tế là quan tuần phủ, quan tri huyện sở tại.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí sắc lệnh số 22c NV/CC ngày 18/2/1946 quy định các ngày nghỉ lễ trong năm, trong đó có ngày Giỗ Tổ Hùng Vương toàn dân và viên chức được nghỉ một ngày. Trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 1946, quyền Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Huỳnh Thúc Kháng cùng đoàn đại biểu Chính phủ lên dự lễ Giỗ Tổ, cụ Huỳnh kính cẩn dâng lên ban thờ các Vua Hùng ở Đền Thượng tấm bản đồ Việt Nam và một thanh kiếm thể hiện ý chí của toàn dân tộc quyết tâm giữ gìn bảo vệ đất nước mà Tổ tiên đã gây dựng nên. Sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, ngày 19- 9-1954 trên đường về tiếp quản Thủ đô, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về Đền Hùng kính cáo Tổ tiên, tại đây Người đã nói câu nói bất hủ: "Các Vua Hùng đã có công dựng nước / Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Trong những năm cuối của thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI, Đền Hùng và lễ hội Đền Hùng đã được Đảng, nhà nước ta tôn vinh ở tầm cao mới, thể hiện ở các văn bản quy định tổ chức Đền Hùng theo nghi thức cấp nhà nước vào các năm chẵn, cấp tỉnh vào các năm lẻ cùng các quy định về tôn tạo bảo vệ di tích Đền Hùng, rừng quốc gia Đền Hùng.... sao cho xứng tầm là di tích xếp hạng đặc biệt của quốc gia, để Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương thực sự là ngày hội lớn của dân tộc Việt Nam.
Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng trước đây, hiện nay và mai sau luôn là điểm tựa tâm linh của muôn người đất Việt. Hành hương về Đền Hùng là niềm tin thiêng liêng trở về với cội nguồn dân tộc. Điều đó làm cho mỗi người dân thêm tự hào về truyền thống và lịch sử văn hóa Tổ tiên cha ông để lại; thấy rõ trách nhiệm tiếp tục giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa để có sức sống mãnh liệt lâu bền không chỉ cho hôm nay mà cả muôn đời sau.
Trần Văn Quang
Read more…

Thanh Thủy: Điểm sáng về phát triển giao thông nông thôn

05:01 |


Thanh Thủy: Điểm sáng về phát triển giao thông nông thôn

.

Đến nay, 100% đường làng, ngõ xóm của xã Tu Vũ (Thanh Thủy) đã được bê tông hóa, góp phần tích cực trong phong trào xây dựng nông thôn mới. Ảnh:Hội Nguyễn
Ông Nguyễn Bá Bào- Trưởng Phòng Công thương huyện cho biết: Mặc dù có nhiều khó khăn tác động, song công tác phát triển GTNT của huyện Thanh Thủy luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo, cùng sự đầu tư hỗ trợ từ các cấp, ngành của tỉnh và của huyện. Đặc biệt, từ nhiều năm nay, phát triển GTNT đã trở thành một trong những phong trào được các ngành, đoàn thể trong huyện tham gia hưởng ứng rất tích cực nhất; bên cạnh đó nhận thức về phát triển GTNT của nhân dân được nâng lên rõ rệt, cho nên phong trào phát triển GTNT ở Thanh Thuỷ  hàng năm luôn đạt hiệu quả cao.

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo phát triển GTNT huyện, năm 2011 toàn huyện làm mới được 1,5 km đường GTNT đạt 150% kế hoạch (KH); duy tu bảo dưỡng 700 km, đạt 106% KH; cải tạo, nâng cấp 97 km đường các loại, đạt 102% KH; làm mới được 85 cống các loại với tổng chiều dài 516m... Khối lượng đào đắp đất, đá các loại 145.000m3. Tổng vốn đầu tư, huy động làm GTNT là 73 tỷ đồng, đạt 102% KH năm và bằng 162% so với năm 2010. Trong đó, ngân sách tỉnh và Trung ương là 46 tỷ đồng; ngân sách huyện 7 tỷ đồng; ngân sách xã 6 tỷ đồng; nhân dân đóng góp 12 tỷ đồng và các nguồn huy động khác là 2 tỷ đồng.

Một trong những yếu tố thành công trong phát triển GTNT ở Thanh Thủy đó là, trong quá trình thực hiện, UBND huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn, các ngành, làm tốt công tác tuyên truyền vận động trong nhân dân; vận dụng sáng tạo quy chế dân chủ ở cơ sở, phổ biến về quy trình kỹ thuật thi công và xây dựng đường GTNT; phổ biến kinh nghiệm hay, biện pháp tốt, các điển hình tiên tiến trong GTNT, đặc biệt trong việc làm đường BTXM và đường cấp phối tự nhiên, để người dân thấy được làm đường giao thông là làm cho chính mình, gia đình mình và cộng đồng, từ đó đã huy động được tối đa sự đóng góp của nhân dân nơi có công trình đường giao thông đi qua.

Khác với những năm trước, năm nay căn cứ vào tình hình thực tế và khả năng đóng góp của nhân dân các xã và thị trấn trong huyện, UBND huyện cho triển khai làm đường BTXM thôn xóm trong toàn huyện; đồng thời trên cơ sở kế hoạch được giao các xã, thị trấn đã lập kế hoạch thực hiện cụ thể đến các thôn, xóm phù hợp với điều kiện đặc điểm của từng thôn, khu dân cư, từng ngõ xóm nên đã hạn chế rất nhiều việc thay đổi các tuyến đường mà những năm trước thường mắc phải.

Đối với các xã, thị trấn, căn cứ vào kế hoạch giao Đảng uỷ, UBND cấp xã đã chỉ đạo cho BCĐ phát triển giao thông triển khai ngay kế hoạch của huyện sau khi thông qua HĐND cấp xã; đặc biệt là tinh thần trách nhiệm cao của chi bộ, chi hội đoàn thể ở các thôn, đội sản xuất, tạo sự đồng thuận cao của nhân dân các xã trong huyện.

Các thành viên BCĐ phát triển giao thông cấp huyện, hoạt động khá tích cực và có những đóng góp thiết thực cho sự nghiệp phát triển GTNT của huyện. Các đoàn thể ở huyện thông qua tổ chức của mình tại cơ sở đã làm tốt công tác GTNT, tạo quỹ hoạt động để xây dựng, củng cố  và phát triển cơ sở hội, cơ sở đoàn, nổi bật là Hội Nông dân xã Đồng Luận, Tân Phương; Hội Phụ nữ xã Đồng Luận, Bảo Yên; Hội cựu chiến binh Xuân Lộc, Đồng Luận; Đoàn Thanh niên xã Đoan Hạ, Đồng Luận.

BCĐ phát triển giao thông cấp xã có nhiều biện pháp, hình thức hoạt động phong phú, đa dạng, hiệu quả,  phát huy tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, điển hình như ở các xã: Tu Vũ, Yến Mao, Trung Nghĩa, Hoàng Xá, Đồng Luận, Thạch Đồng, Tân Phương, Đào Xá, Xuân Lộc... do vậy được nhân dân đồng tình ủng hộ cao, thông qua việc đóng góp được nhiều ngày công lao động, vật tư, tiền vốn để làm  đường GTNT.  Ở một số khu dân cư mức đóng góp bình quân làm đường bê tông theo hộ đạt 500.000đ/hộ và 150.000đ/nhân khẩu. Đối với đường ra đồng, lên đồi mức đóng góp theo diện tích canh tác bình quân 6kg-8kg/1 sào. Năm 2011, kinh phí huy động các nguồn lực đóng góp từ nhân dân bằng vật tư, tiền vốn và ngày công lao động trực tiếp trị giá 12.000 triệu đồng.

Ngoài nguồn lực đóng góp của nhân dân bằng ngày công xã hội, vật tư, tiền vốn..., nhiều xã trong huyện đã thực hiện khá tốt công tác tuyên truyền vận động thực hiện GPMB, qua đó giúp các công trình đầu tư trên địa bàn huyện về hạ tầng giao thông trong năm 2011 thực hiện kịp thời đảm bảo tiến độ. Ở các xã, nhiều hộ dân đã tự hiến đất ở, đất vườn, đất nông nghiệp; tự chặt hạ cây cối, cây ăn quả, tháo dỡ vật kiến trúc để mở rộng đường giao thông, không đòi hỏi có tiền hỗ trợ bồi thường của Nhà nước, điển hình ở các xã: Yến Mao, Tu Vũ, Đồng Luận, Thạch Đồng, Tân Phương, Đào Xá, Xuân lộc và thị trấn Thanh Thủy, với diện tích đất là 2,15 ha và nhiều tài sản, cây cối, hoa màu trị giá  trên 3,5 tỷ đồng.

Đức Minh

PTO- Với đặc thù là huyện miền núi, kinh tế còn nghèo, đời sống của đại bộ phận dân cư còn nhiều khó khăn, do đó việc huy động kinh phí, vật tư trong nhân dân để làm giao thông nông thôn (GTNT) còn nhiều hạn chế, đặc biệt ở những xã nghèo, xã vùng dân tộc thiểu số. Mặt khác mật độ dân cư phân bố không đồng đều, điều kiện tự nhiên, thời tiết diễn biến thất thường, mưa lũ kéo dài... là những yếu tố tác động không nhỏ đến sự nghiệp phát triển GTNT của huyện Thanh Thủy.
Read more…

Chiến thắng Tu Vũ đập tan âm mưu “xứ Mường tự trị”

21:15 |


Ngày 6-12, Sở VHTTDL tỉnh Phú Thọ, UBND huyện Thanh Thủy, UBND xã Tu Vũ phối hợp tổ chức họp báo nhằm hướng tới kỷ niệm 60 năm Ngày chiến thắng Tu Vũ (10-12-1951 - 10-12-2011). Chiến thắng Tu Vũ là một bản hùng ca bất tử, là trận công kiên lớn phá vỡ âm mưu chiếm đóng lâu dài của thực dân Pháp, chặt đứt một mắt xích quan trọng của địch trên phòng tuyến sông Đà, mở màn cho chiến dịch Hòa Bình. Trong hồi ký, Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định: "Không có trận Tu Vũ thì không có Him Lam – Độc Lập”. Ông Phạm Bá Khiêm - Phó Giám đốc Sở VHTTDL Phú Thọ cho biết: "Đến nay công tác chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm cũng như Tượng đài chiến thắng Tu Vũ đã hoàn thành”.


Ngày 6-12, Sở VHTTDL tỉnh Phú Thọ, UBND huyện Thanh Thủy, UBND xã Tu Vũ phối hợp tổ chức họp báo nhằm hướng tới kỷ niệm 60 năm Ngày chiến thắng Tu Vũ (10-12-1951 - 10-12-2011). Chiến thắng Tu Vũ là một bản hùng ca bất tử, là trận công kiên lớn phá vỡ âm mưu chiếm đóng lâu dài của thực dân Pháp, chặt đứt một mắt xích quan trọng của địch trên phòng tuyến sông Đà, mở màn cho chiến dịch Hòa Bình. Trong hồi ký, Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định: "Không có trận Tu Vũ thì không có Him Lam – Độc Lập”. Ông Phạm Bá Khiêm - Phó Giám đốc Sở VHTTDL Phú Thọ cho biết: "Đến nay công tác chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm cũng như Tượng đài chiến thắng Tu Vũ đã hoàn thành”. 
Ngày 6-12, Sở VHTTDL tỉnh Phú Thọ, UBND huyện Thanh Thủy, UBND xã Tu Vũ phối hợp tổ chức họp báo nhằm hướng tới kỷ niệm 60 năm Ngày chiến thắng Tu Vũ (10-12-1951 - 10-12-2011). Chiến thắng Tu Vũ là một bản hùng ca bất tử, là trận công kiên lớn phá vỡ âm mưu chiếm đóng lâu dài của thực dân Pháp, chặt đứt một mắt xích quan trọng của địch trên phòng tuyến sông Đà, mở màn cho chiến dịch Hòa Bình. Trong hồi ký, Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định: "Không có trận Tu Vũ thì không có Him Lam – Độc Lập”. Ông Phạm Bá Khiêm - Phó Giám đốc Sở VHTTDL Phú Thọ cho biết: "Đến nay công tác chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm cũng như Tượng đài chiến thắng Tu Vũ đã hoàn thành”. 
Tượng đài chiến thắng Tu Vũ đã hoàn thành
Ảnh Ngô Vinh
Thu Đông 1951, sau Nghị quyết Hội nghị lần 2 của Trung ương Đảng khóa II, quân và dân ta bước vào thực hiện kế hoạch đối phó với những âm mưu, thủ đoạn mới của địch. Phán đoán ta tiếp tục tấn công trung du và châu thổ sông Hồng, nhất là tuyến phòng thủ Bắc Bộ, Bộ chỉ huy quân Pháp ở Bắc Bộ vội vàng mở cuộc hành quân chiến đóng Hòa Bình. Theo đó, thực dân Pháp chủ trương tập trung một phần lớn lực lượng đánh thẳng lên Hòa Bình với tham vọng cố giành thắng lợi để làm yên lòng Chính phủ Pháp, ổn định tinh thần binh lính, xây dựng "xứ Mường tự trị” để tiếp tục chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Mặt khác, mở rộng khu chiếm đóng, tăng cường phòng ngự phía Tây Nam đồng bằng Bắc Bộ, ngăn chặn đường vận tải và liên lạc của ta từ Việt Bắc với Liên khu 3. Do tính chất quan trọng của chiến trường và mục tiêu lớn, nên Pháp đã cử tướng Xalăng - Phó Tổng Tư lệnh quân viễn chinh ở Đông Dương trực tiếp chỉ huy.
Ngày 14-11-1951, quân Pháp mở cuộc hành quân chiếm Hòa Bình mang tên Hoa Sen (Lotus). Lực lượng tham chiến của địch lên đến 20 tiểu đoàn bộ binh cơ động có sự phối hợp của các binh chủng do tướng Xalăng trực tiếp chỉ huy. Địch khẩn trương thiết lập phòng tuyến sông Đà nhằm hỗ trợ cho mặt trận Hòa Bình, đồng thời huy động tiếp 3.000 quân tiến công đánh chiếm khu vực còn lại như: Đá Chông, Núi Chẹ (Sơn Tây), La Phù, Tu Vũ (thuộc Tây Nam Phú Thọ).
Nắm được ý đồ thâm độc của địch, ngày 24-11-1951, Trung ương Đảng ra Chỉ thị 22/CT-TU về "Nhiệm vụ phá cuộc tấn công Hòa Bình của địch”. Tổng Quân ủy quyết định giao nhiệm vụ cho Bộ Tổng tham mưu mở chiến dịch Hòa Bình. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư kêu gọi toàn thể cán bộ, chiến sỹ, bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân, du kích phối hợp chặt chẽ để đánh bại cuộc tấn công của giặc Pháp. Cứ điểm Tu Vũ nằm trong kế hoạch tiêu diệt trước, vì đây là cứ điểm nằm trong tuyến phòng thủ phân khu sông Đà của địch và là hướng chủ yếu của chiến dịch. Với phương châm: "Đánh điểm diệt viện”, kết hợp đánh công kiên với phục kích giao thông, đánh tiêu diệt quân nhảy dù và ứng cứu; Đánh liên tục ngày đêm, cả khi quân địch triển khai đội hình cũng như co cụm trong cứ điểm...; Kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ tác chiến đợt 1 mở thông cửa cho hướng phát triển đợt sau.
Ngày 10-12-1951, Trung đoàn 88 thuộc Đại đoàn 308 tiến công cứ điểm Tu Vũ. Cuộc chiến tại đây diễn ra vô cùng ác liệt, đến 5 giờ sáng ngày 11, Trung đoàn 88 Đại đoàn 308 đã làm chủ hoàn toàn cứ điểm Tu Vũ, diệt gọn 158 tên, bắt sống 12 tên, phá hủy 3 xe tăng và xe thiết giáp, 5 khẩu pháo, thu nhiều súng đạn các loại.
Trong Nhật lệnh của Đại tướng Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, đoạn khen ngợi ý nghĩa chiến thắng của chiến dịch Hòa Bình đã nêu rõ: "...Chiến dịch này là chiến dịch lớn nhất từ trước tới nay, ta đã phối hợp giữa nội - ngoại tuyến hết sức chặt chẽ. Phối hợp chiến tranh chính quy với chiến tranh du kích trên một quy mô rộng lớn... Thắng lợi của chiến dịch Hòa Bình là thắng lợi cả quân sự, chính trị và kinh tế. Nó đánh bại âm mưu cố giành lại quyền chủ động của Cao ủy - đại tướng Jean de Lattre de Tassigny (Đờ Lát Đờ Tátxinhi).
Đức Nguyên
Read more…

Địa điểm chiến thắng Tu Vũ

20:54 |


           Chiến thắng Tu Vũ- niềm tự hào của quân dân Tây Bắc






QĐND Online - Sau thất bại ở chiến trường biên giới Thu Đông 1950, tiếp đó lại bị đánh mạnh ở trung du và một số địa bàn khác, quân Pháp lâm vào thế phòng ngự bị động. Để giành lại quyền chủ động trên chiến trường, mùa đông năm 1951, chúng mở cuộc tiến công lên Hòa Bình với tham vọng xây dựng “Xứ Mường tự trị”, thực hiện chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, mở rộng khu chiếm đóng, tăng cường phòng ngự phía tây nam đồng bằng Bắc Bộ, ngăn chặn đường vận tải và liên lạc của ta từ Việt Bắc với Liên  khu 3 và 4.
Để đạt được tham vọng đó, quân Pháp đã xây dựng cứ điểm Tu Vũ (thuộc xã Tân Tiến, huyện Thanh Sơn) nay là xã Tu Vũ, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. Cứ điểm Tu Vũ được xây dựng với hệ thống các lô cốt, hầm ngầm, ụ chiến đấu kiên cố, có hào chiến đấu, hào giao thông nối liền tạo thành thế liên hoàn vững chắc được bao bọc với nhiều lớp hàng rào thép gai xen kẽ các bãi mìn dày đặc. Xung quanh cứ điểm được phát quang thành một vành đai "trắng", rộng khoảng trên 100m. Phía tây bắc cứ điểm, địch bố trí một sân bay dã chiến. Trên cồn cát giữa sông Đà là một số công sự chiến đấu.


Tại đây, ngoài một tiểu đoàn thuộc trung đoàn bộ binh Ma- rốc thứ nhất thiện chiến, còn được tăng cường một đại đội thuộc tiểu đoàn ngụy Mường thứ 6 và 6 xe tăng, xe thiết giáp. Địch tổ chức phòng ngự ở cứ điểm thành 3 khu A, B và C. Mỗi khu đều có nhiều lô cốt chiến đấu và hỏa lực mạnh. Riêng khu B đặt sở chỉ huy được chúng tăng cường nhiều loại vũ khí như ĐKZ 57 mm, pháo 37 mm, 1 lô cốt lớn và nhiều ụ chiến đấu. Khi cần Tu Vũ còn được yểm trợ của 19 khẩu pháo từ 3 trận địa ở Đá Chông, Chẹ, Thủ Pháp bên hữu ngạn sông Đà và được tăng viện lực lượng từ canô, tầu chiến theo đường sông.
Với quyết tâm bằng mọi giá phá tan kế hoạch chiếm đóng của địch trên cả mặt trận Hoà Bình và vùng địch hậu đồng bằng Bắc Bộ; tiêu diệt bằng được cứ điểm Tu Vũ  vì đây là một vị trí quan trọng nằm trong tuyến phòng thủ then chốt phân khu sông Đà của địch và là hướng chủ yếu của ta tiến công đánh địch ở Hoà Bình. Quân và dân Tây Bắc, đặc biệt là quân và dân tỉnh Phú Thọ được Tổng quân ủy và Bộ Chỉ huy chiến dịch giao nhiệm vụ phối hợp với Trung đoàn 88 (Đại đoàn 308) đánh địch bên tả ngạn sông Đà, tiêu diệt cứ điểm Tu Vũ, đánh quân viện trên sông từ Tu Vũ đến thị xã Hoà Bình.
Ngày 10-12, tiếng súng mở màn chiến dịch Hoà Bình bắt đầu nổ trên tất cả các hướng. 17 giờ cùng ngày, Trung đoàn 88 và lực lượng vũ trang địa phương được lệnh tiến công tiêu diệt cứ điểm Tu Vũ. Theo kế hoạch hiệp đồng, đúng 20 giờ Trung đoàn 88 chia làm 3 mũi tiến công chiếm lĩnh trận địa, Tiểu đoàn 29, chiếm lĩnh phía đông, tiến đánh khu B, Tiểu đoàn 23 đánh phía bắc khu A, Tiểu đoàn 322 đột nhập khu vực đông nam diệt khu C. Phát hiện bị bao vây tiêu diệt, hoả lực của địch từ trong cứ điểm và ở 3 vị trí yểm trợ kháng cự quyết liệt, tạo thành một vành đai lửa bao quanh cứ điểm. Các đơn vị của ta bị pháo địch bắn dữ dội, nhưng với tinh thần anh dũng, kiên cường, quyết chiến, quyết thắng, cán bộ, chiến sỹ bí mật tiếp cận mục tiêu, triển khai lực lượng, hình thành thế bao vây, cắt gỡ một phần hàng rào, dùng hỏa lực chế áp quân địch, thọc sâu chia cắt tiêu diệt từng bộ phận, tiến tới tiêu diệt toàn bộ sinh lực địch...Cuộc chiến tại đây diễn ra vô cùng ác liệt, sau hơn 5 giờ chiến đấu, Trung đoàn 88 và lực lượng vũ trang địa phương đã làm chủ hoàn toàn cứ điểm Tu Vũ; tiêu diệt 155 tên, bắt sống 12 tên, phá huỷ 4 xe tăng xe, xe thiết giáp, 1 tàu chiến, 7 ụ súng; thu 10 súng đại liên và nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng khác.
Chiến thắng Tu Vũ là một trong những trận đánh xuất sắc, có ý nghĩa châm ngòi, mở màn của chiến dịch Hoà Bình, làm rung chuyển tuyến phòng thủ sông Đà của địch; ta hoàn toàn làm chủ tả ngạn sông Đà, khai thông đường vận chuyển từ hậu phương Việt Bắc tới Hòa  Bình. Đây là chiến thắng đầu tiên quân đội ta tiêu diệt một tiểu đoàn Âu - Phi tinh nhuệ của địch trong công sự vững chắc, tạo điều kiện để đập tan phòng tuyến sông Đà, khép chặt vòng vây, đánh thẳng vào thị xã Hòa Bình, làm thất bại âm mưu của địch đánh chiếm hậu phương để lập xứ Mường tự trị. Sau chiến thắng Tu Vũ, Trung đoàn 88 đã vinh dự được mang tên “Trung đoàn Tu Vũ”.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gửi thư khen ngợi cán bộ, chiến sỹ và nhân dân địa phương, trong đó có đoạn viết: "...Chiến thắng Tu Vũ là trận công kiên lớn nhất mở màn chiến dịch. Nó thể hiện tinh thần hy sinh quả cảm, tích cực tiêu diệt địch và tính chủ động, linh hoạt trong chiến đấu... ".
Trong những năm tháng ác liệt đó, quân và dân Tây Bắc nói chung và tỉnh Phú Thọ nói riêng; đặc biệt là xã Tu Vũ và các địa bàn lân cận đã đồng cam, cộng khổ, kiên cường, anh dũng chiến đấu bảo vệ quê hương. Mặc dù bị địch kìm kẹp, khống chế, nhưng nhân dân luôn một lòng, một dạ tin tưởng và hướng về cách mạng, Chi bộ Đảng và chính quyền xã bí mật hoạt động, bám dân, bám làng, huy động sức người, sức của cùng bộ đội chiến đấu chống lại kẻ thù.
Về Tu Vũ hôm nay, phát huy truyền thống đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang, Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc xã Tu Vũ ra sức thi đua, đồng tâm, hiệp lực; gắn phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với tăng cường tiềm lực quốc phòng- an ninh; xây dựng quê hương ngày càng khởi sắc. Các công trình điện, đường, trường, trạm được đầu tư xây dựng cơ bản góp phần làm thay đổi diện mạo quê hương và nâng cao đời sống nhân dân. Đảng bộ xã 10 năm liên tục đạt trong sạch vững mạnh, UBND và các đoàn thể được công nhận vững mạnh toàn diện. Lực lượng vũ trang địa phương luôn đạt danh hiệu đơn vị quyết thắng.
Những địa danh, tên đất, tên làng như Tu Vũ, Đồng Xuân, Bò Ngang, núi Yên Lãng, Ngòi Lát... và đặc biệt tượng đài Chiến thắng Tu Vũ vừa mới hoàn thành, uy nghi trên chiến trường xưa thêm minh chứng cho những chiến công oanh liệt của quân và dân Tây Bắc trong chống giặc ngoại xâm, là biểu tượng sinh động của lòng quả cảm và tinh thần yêu nước, sẽ mãi trường tồn cùng năm tháng.
 Bài, ảnh: Ngô Văn Hùng
Read more…
.